Nghề nhân sự là nghề gì?

Với doanh nghiệp: Nhân sự là bộ phận có nhiệm vụ đảm bảo nguồn lực con người để tổ chức triển khai các hoạt động sản xuất – kinh doanh và có trách nhiệm duy trì mối quan hệ lao động hài hòa tốt đẹp trong doanh nghiệp, tạo đà cho sự phát triển vững mạnh.
Nghề nhân sự là nghề gì?
Với cá nhân – Người lao động: Nhân sự là công việc xoay quanh “vòng đời” của một nhân viên trong tổ chức.Với doanh nghiệp: Nhân sự là bộ phận có nhiệm vụ đảm bảo nguồn lực con người để tổ chức triển khai các hoạt động sản xuất – kinh doanh và có trách nhiệm duy trì mối quan hệ lao động hài hòa tốt đẹp trong doanh nghiệp, tạo đà cho sự phát triển vững mạnh.Chính vì vậy, công việc của nhân sự bao gồm (nhưng không hạn chế):
Thứ nhất, công tác tuyển dụng – Recruitment
Một công ty mới được thành lập, một chi nhánh được mở thêm, quy mô doanh nghiệp đến lúc bành trướng, kế hoạch đào tạo nhân lực kế thừa hàng năm, một dự án mới đang chờ người thực hiện hay đơn giản hơn là một nhân viên xin thôi việc.
Vậy là công tác tuyển dụng bắt đầu được thực hiện.Từ việc tiếp nhận đề xuất, lên kế hoạch tuyển dụng đột xuất/hàng năm cho đến việc đăng tin tuyển dụng, sàng lọc hồ sơ, “setup” và tiến hành phỏng vấn, kết thúc là gửi thư mời/ký kết hợp đồng thử việc chính là công cuộc “khai sinh” cho một người lao động trong tổ chức. Đây là một trong những nhiệm vụ của phòng nhân sự.
Tùy vào nhu cầu nhân lực tại từng thời điểm mà tuyển dụng được phân thành: Tuyển mới – Tuyển thay thế – Tuyển “back-up”.
Thứ hai, công tác Đào tạo – Training
Đào tạo hội nhập hay đào tạo định hướng tân binh là việc đầu tiên mà doanh nghiệp cần thực hiện khi đón tiếp nhân viên mới, nhằm phổ biến nội quy lao động, tuyên truyền cho họ về mục tiêu – kế hoạch phát triển, văn hóa của doanh nghiệp để giúp cho người lao động sớm hòa nhập tại môi trường mới.
Đào tạo phát triển chuyên môn tay nghề (định kỳ hàng tháng /hàng quý/ hàng năm tùy thuộc vào loại hình/lĩnh vực hoạt động và nhu cầu của doanh nghiệp) nhằm mục đích củng cố, nâng cao kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ và tay nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu công việc, phát hiện nhân tố nòng cốt để xây dựng nguồn kế cận và tạo cơ hội cho “sự chuyển mình” của người lao động trong tổ chức.
Thứ ba, công tác C&B
Với dân nhân sự thì thuật ngữ C&B không có gì là xa lạ. C&B là từ viết tắt của Compensation and Benefit – Cụm từ chỉ người/bộ phận phụ trách mảng tiền lương và phúc lợi cho người lao động trong công ty.
Đây là công việc đòi hỏi phải nắm chắc và thường xuyên cập nhật các văn bản pháp lý liên quan đến luật, chế độ chính sách…để có thể kịp thời trả lời những thắc mắc của người lao động cũng như tư vấn cho người sử dụng lao động, song song với việc xây dựng và điều chỉnh các nội dung liên quan đến chính sách phúc lợi phù hợp với pháp luật lao động hiện hành.
Cán bộ C&B được coi là “mũi giác công có sức chiến đấu mạnh mẽ nhất” trong vấn đề đảm bảo quan hệ lao động được duy trì và phát triển bởi các đặc thù mà lĩnh vực này mang lại.
Thứ tư, công tác Đánh giá – Xếp loại – Khen thưởng – Kỷ luật lao động
Công tác đánh giá xếp loại nhân viên/bộ phận dựa trên ý thức tinh thần làm việc và KPIs cho từng nhóm đối tượng được thực hiện định kỳ, phục vụ cho mục đích khen thưởng – kỷ luật là một phần không thể thiếu của phòng nhân sự.Kỷ luật lao động và xem xét trách nhiệm vật chất: bộ phận nhân sự đóng vai trò tham vấn và đại diện người sử dụng lao động ra quyết định cuối cùng.
Thứ năm, chấm dứt hợp đồng lao động
Việc chấm dứt hợp đồng lao động được xác định thành hai loại:
Chấm dứt hợp đồng lao động một cách đương nhiên
Chấm dứt hợp đồng lao động theo thỏa thuận của các bên
Theo điều 36 Bộ luật Lao động, Hợp đồng lao động chấm dứt khi:
Hết hạn hợp đồng lao động
Người lao động đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động (thường đối với loại hợp đồng khoán/mùa vụ).
Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và đến tuổi nghỉ hưu.
Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp lý của tòa án.
Người lao động/ người sử dụng lao động là cá nhân bị tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết.
Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh (tuyên bố giải thể/phá sản)
Người lao động bị xử lý kỷ luật là sa thải
Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc vì lý do kinh tế, thay đổi cơ cấu, công nghệ hay do sát nhập, hợp nhất, chia tách doanh nghiệp.
Người lao động hoặc người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Cho dù là vì bất cứ lý do gì thì việc chấn dứt hợp đồng lao động cần tuân thủ quy trình, quy định về điều kiện và thời hạn báo trước theo luật định.Việc ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là kết thúc một “chu kỳ làm việc” của người lao động trong tổ chức tại thời điểm đó.
“Nghề nhân sự không dành cho những người hiền lành” việc nắm cán cân cân bằng lợi ích giữa doanh nghiệp và người lao động đòi hỏi phải có trái tim công tâm và thần kinh thép bởi mối quan hệ lao động thường xuyên phát sinh những tranh chấp – xung đột do mâu thuẫn về mặt lợi ích, khi mà Doanh nghiệp luôn muốn sử dụng nhân lực với chi phí tối ưu nhất còn người lao động lại mong nâng cao được thu nhập.

Tìm việc nâng cao

Giới thiệu
Chúng tôi online
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin