Kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự
Tuyển dụng nhân sự là quá trình thu hút người lao động ứng tuyển vào vị trí còn trống của công ty từ nhiều nguồn khác nhau như nội bộ, đăng tin trên các website, hội nhóm trên mạng xã hội. Quá trình này gồm 2 giai đoạn là tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực.
Cụ thể, tuyển mộ là giai đoạn đăng tin, chiêu mộ, thu hút ứng viên gửi CV ứng tuyển. Tuyển chọn là khẩu đánh giá, sàng lọc, thông báo phỏng vấn, lên kế hoạch phỏng vấn ứng viên và đưa ra kết quả cuối cùng.
Kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự hiệu quả
Để tuyển chọn được những ứng viên sáng giá, phù hợp với tiêu chí đề ra, doanh nghiệp cần có quy trình tuyển dụng nhân sự rõ ràng. Tuy nhiên, một quy trình tuyển dụng hiệu quả sẽ không áp dụng được mãi mãi, luôn cần sự thay đổi, bổ sung để phù hợp với nhu cầu. Nhà tuyển dụng cần có kinh nghiệm tuyển dụng nhân sự. Để xây dựng quy trình tuyển dụng cần các bước sau:
Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra quyết định tuyển dụng
Đây là bước đầu tiên khi tuyển dụng nhân sự. Trong quá trình này, nhà tuyển dụng cần xác định được mục tiêu rõ ràng thông qua việc trả lời các câu hỏi sau:
- Tuyển dụng cho vị trí nào?
- Tuyển nhân sự thay thể hay đầu việc hoàn toàn mới?
- Khối lượng công việc cho vị trí tuyển dụng nhiều hơn trong tương lai?
- Số lượng nhân sự cần tuyển là bao nhiêu?
- Có cần tuyển gấp hay không?
- Thời gian và mục tiêu tuyển dụng như nào?
- Chi phí giới hạn cho lần tuyển dụng là bao nhiêu?
- Những ai tham gia phỏng vấn ứng viên trực tiếp
Xem xét yêu cầu của vị trí tuyển dụng
Để tuyển dụng được nhân sự phù hợp, nhà quản lý cần đưa ra những điều mong muốn ứng viên có được. Cần phân biệt rõ yếu tố nào bắt buộc, yếu tố nào không. Ví dụ như các yếu tố bắt buộc gồm trình độ chuyên môn, khả năng chịu áp lực, kỹ năng quản lý công việc, thời gian,…
Để làm tốt bước này, nhà tuyển dụng cần phải có chuyên môn cao, phải thống nhất với nhau những tiêu chuẩn cần thiết trước khi phỏng vấn. Tuy nhiên, không nên liệt kê những yêu cầu quá dài dòng, khắt khe, khó đáp ứng.
Viết tin tuyển dụng hấp dẫn
Nhà tuyển dụng cần đặt mình vào vị trí của ứng viên và tự hỏi “mình đang cần việc gì?” Sau đó, dùng kinh nghiệm tuyển dụng của mình viết ra 3 cái tên tiêu đề mà bạn thấy ấn tượng và đưa cho người có chuyên môn chọn lựa.
Tiếp đó đến phần mô tả công việc. Ở phần này, nhà tuyển dụng cần phải viết rõ ràng, gây ấn tượng được với ứng viên. Mô tả công việc nên ngắn gọn, xúc tích, nên thể hiện bằng các gạch đầu dòng.
Đáng chú ý, trong tin tuyển dụng, các ứng viên sẽ tập trung nhiều vào mức lương và chế độ đãi ngộ. Nhà tuyển dụng nên ghi những gì mà doanh nghiệp thật sự đáp ứng được, đừng cố ghi nhiều chỉ để thu hút ứng viên, điều đó chỉ mang lại tiếng xấu cho doanh nghiệp bạn sau này.
Trong tin tuyển dụng cũng không thể thiếu được thông tin về công ty và thông tin liên hệ.
Tìm kiếm ứng viên từ nhiều nguồn
Thay vì chỉ ngồi lướt mạng xã hội tìm ứng viên, nhà tuyển dụng nên tận dụng thêm tìm kiếm ứng viên từ nhiều nguồn khác như website tuyển dụng, trong nội bộ công ty,…Kỹ năng tuyển dụng này rất quan trọng vì là kỹ năng để tiếp cận được nhiều ứng viên tài năng.
Các nguồn nhà tuyển dụng có thể tìm kiếm ứng viên gồm có:
- Các trang tin tuyển dụng nhân sự
- Tìm từ nguồn nhân lực nội bộ
- Tìm kiếm thông qua mạng xã hội
- Hệ thống đào tạo như trường học và các trung tâm
- Từ công ty chuyên giới thiệu ứng viên
- Đăng tin trên giấy báo
Sàng lọc hồ sơ ứng viên kỹ càng
Việc ngồi đọc cả đống CV xin việc thực sự rất nhàm chán và mất thời gian. Đặc biệt là những CV viết sẵn theo các mẫu trên mạng hoặc các CV không chứa thông tin liên quan đến vị trí công việc nhà tuyển dụng đang cần tuyển. Không nên quá chú trọng đến hình thức CV nếu vị trí cần tuyển không yêu cầu điều đó.
Một mẫu CV xin việc đạt chất lượng là mẫu CV ghi rõ kinh nghiệm làm việc, kỹ năng làm việc, không ghi chung chung, mơ hồ. Việc lọc kỹ CV giúp nhà tuyển dụng rất nhiều khi phỏng vấn ứng viên vì đã biết trước phần nào về họ, chuẩn bị sẵn thắc mắc cho họ.
Phỏng vấn hiệu quả
Đây là khâu quan trọng nhất trong quá trình tuyển dụng nhân sự. Trước khi phỏng vấn, nhà tuyển dụng nên chuẩn bị kỹ câu hỏi, xem thông tin cơ bản trên CV của ứng viên. Nhà tuyển dụng nên tạo ấn tượng với ứng viên về độ chuyên nghiệp ngay từ giây phút đầu tiên. Trước khi bắt đầu hãy giúp ứng viên bớt căng thẳng bằng cách hỏi họ có muốn dùng gì trước khi bắt đầu không hay những lời giới thiệu ngắn gọn về những người tham gia phỏng vấn.
Trong quá trình phỏng vấn nên tập trung vào trọng tâm, không lan man, hỏi những câu thừa. Những câu hỏi phỏng vấn nên là câu hỏi mở thay vì hỏi đúng sai, để trao cơ hội cho ứng viên được trình bày. Qua đó, khai thác được nhiều thông tin hơn.