Lãnh đạo: xưa và nay

Dưới sự ảnh hưởng của nền cách mạng 4.0, lãnh đạo cần phải chuyển mình theo định hướng quản lý hiện đại với sự hỗ trợ từ công nghệ thông tin. Khác biệt lớn nhất giữa một nhà lãnh đạo truyền thống và một nhà lãnh đạo thời đại chính là tư duy táo bạo, cập nhật xu hướng mới và nhạy cảm với thị trường.
Để làm được điều đó, nhà lãnh đạo cần gạt bỏ những tư tưởng truyền thống, dám thách thức, dám cải tiến, tích cực đổi mới nếu không muốn bị tụt lại trong thời đại cạnh tranh đầy khốc liệt.
Phong cách lãnh đạo
Lãnh đạo truyền thống: Xu hướng “đẩy” nhiều hơn “kéo”, phương thức lãnh đạo tiêu cực. Thường đi đôi với “ra lệnh – chỉ đạo – bảo thủ”.
Lãnh đạo thời đại: Truyền cảm hứng, xoá bỏ khoảng cách giai cấp; thấu hiểu nhân viên, chia sẻ thông tin, luôn tìm cơ hội truyền đạt; thúc đẩy giao thiệp giữa các thành viên trong tổ chức.
Lãnh đạo thời đại với lối tiếp cận con người thông qua việc trao đổi, đồng cảm với cấp dưới. Khuyến khích, động viên, nâng cao tinh thần và ý thức làm việc của nhân viên nhằm đi đến mục tiêu chung của tổ chức. Zenger Folkman đã chỉ ra rằng một người lãnh đạo kiệt xuất có thể tăng mức độ gắn kết và năng suất của người lao động thêm 70%.
Tiếp nhận đổi mới
Lãnh đạo truyền thống: Tập trung vào vấn đề trước mắt. Tư tưởng an phận. Trung thành với thực tại. Ngại thử nghiệm. Sợ thất bại. Theo thống kê của  công ty tư vấn quản lý toàn cầu của Mỹ – McKinsey, 65% lãnh đạo thiếu tự tin khi đề xuất những cải tiến.
Lãnh đạo thời đại: Hứng thú với xu hướng mới. Tập trung vào tương lai, phát triển đường dài. Hướng tới kết quả và sự phát triển liên tục.
Lãnh đạo thời 4.0 quan tâm đến những vấn đề liên quan đến ứng dụng khoa học kỹ thuật vào thao tác quản lý sản xuất cũng như quản lý con người. Người lãnh đạo thời đại hiểu những giá trị được tạo ra dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin góp phần không nhỏ vào sự phát triển lâu dài của tổ chức: giảm thiểu chi phí vận hành và tối đa chi phí nhân sự.
Trách nhiệm
Lãnh đạo truyền thống: Quy trách nhiệm và vai trò theo nhóm hoặc chức vụ. Điều này dễ dẫn đến hiềm khích và xung đột trong nội bộ.
Lãnh đạo thời đại: Phân bổ trách nhiệm và nhiệm vụ phù hợp với năng lực của nhân viên trên tư tưởng thành công đến từ sự nỗ lực của tập thể. Trong một nghiên cứu về vai trò của lãnh đạo trong tổ chức của Đại học Gävle, Thụy Điển, một người lãnh đạo cần có những kỹ năng phân bổ nguồn lực để tạo ra liên kết, nhận thức để quyết định tương lai cũng như tập trung, hình thành cam kết và thúc đẩy các nhóm đạt được mục tiêu của một tổ chức.
Đổi mới sáng tạo
Lãnh đạo truyền thống: Cảm thấy áp lực và lo lắng khi phải đề xuất một ý tưởng mới cho tổ chức.
Lãnh đạo thời đại: Là người đề xuất những ý tưởng mang tính đột phá, mang lại lợi ích cho tổ chức. Nhà lãnh đạo thời đại phân bổ tầm nhìn và chiến lược theo một chiến thuật đã được vạch ra rõ ràng.
Lãnh đạo truyền thống thường gặp khó khăn khi phải sắp xếp lại những quy tắc, điều lệ cũ. Ngược lại, nhà lãnh đạo thời đại không ngừng cải tiến, học hỏi và sáng tạo nhằm đưa ra những thay đổi có khả năng mang tới ảnh hưởng tích cực cho tổ chức.
Kết quả
Lãnh đạo truyền thống: Đánh giá kết quả, kiểm soát đơn hàng qua báo cáo.
Lãnh đạo thời đại: Thảo luận với thành viên trong tổ chức hoặc dự án về phương án khả thi, phân bố nguồn lực phù hợp. Đánh giá kết quả dựa trên phản hồi liên tục giữa các bên liên quan trong tổ chức.
Tất cả nhân tố trên chính là những phẩm chất cần có của một nhà lãnh đạo trong nền công nghiệp 4.0. Ngoài những yếu tố đó, nhà lãnh đạo thời đại cần rèn luyện cho mình sự táo bạo và khả năng đưa ra quyết định chính xác.

Tìm việc nâng cao

Giới thiệu
Chúng tôi online
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin