Thời nay, những nhân viên giỏi, họ có nhiều lựa chọn hơn và sẵn sàng ra đi nếu cảm thấy môi trường làm việc ở đó không phù hợp với họ. Do vậy, giữ chân nhân tài cũng là một việc cực kì quan trọng. Các nhà lãnh đạo cần tránh những sai lầm khiến nhân viên của họ nghỉ việc.
Một điều thật tệ hại đối với công ty và với các nhà lãnh đạo là những nhân viên có năng lực bỗng dưng “mất lửa”. Lúc này, họ thường sẽ không nghỉ ngay lập tức mà dần dần không còn thấy hứng thú, và cứ thế họ lơ là với công việc, kết quả cuối cùng là họ sẽ nghỉ việc. Và sau đây là những sai lầm của nhà lãnh đạo thường gặp nhất khiến nhân viên nghỉ việc.
1. Không quan tâm tới nhân viên
Hơn 50% số nhân viên nghỉ việc cho rằng họ có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với sếp. Không tốt đẹp ở đây không hẳn là xấu, mà họ không cảm nhận được có sợi dây liên kết được giữa nhân viên và sếp. Một nhà lãnh đạo thông minh sẽ biết cân bằng giữa công việc, nguyên tắc chung và tính nhân văn.
Đó là một sếp biết chia sẻ, hiểu và đồng cảm với những khó khăn của nhân viên, biết chúc mừng cho nhân viên khi họ đạt được thành tích tốt, biết hòa vào những cuộc vui, hoạt động của công ty cùng nhân viên.
2. Không công nhận thành quả của nhân viên
Một sai lầm khác của sếp khiến nhân viên rời bỏ mình là đánh giá thấp những nỗ lực của nhân viên. Khi một nhân viên cố gắng cống hiến cho công ty, họ muốn được thừa nhận, họ muốn chứng minh với lãnh đạo của họ thấy được năng lực để có thể thăng tiến hơn trong sự nghiệp, hoặc ít ra là tạo được sự tin tưởng nơi lãnh đạo.
Việc sếp tìm hiểu nhân viên, ghi nhận những nỗ lực của nhân viên sẽ tạo được sự hứng thú rất lớn của họ tới công việc, chỉ như vậy người được lợi nhiều nhất không ai khác chính là sếp rồi.
3. Không tạo ra được những điều khác biệt, thú vị
Những nhân viên giỏi họ có rất nhiều lý do để rời bỏ công việc, mà một trong những lý do chính dẫn đến kết quả này là họ không cảm thấy vui vẻ khi làm việc. Những công ty lớn trên thế giới đều hiểu được tầm quan trọng của việc nới lỏng các quy tắc cho nhân viên hoặc tạo ra được những nét khác biệt so với các công ty khác. Ví như Google, họ cung cấp cho nhân viên những bữa ăn miễn phí, có sân chơi bowling, lớp tập thể dục,… góp phần kết nối nhân viên với lãnh đạo, nhân viên với công ty nhiều hơn.
4. Để nhân viên quá nhàn rỗi
Rất nhiều trường hợp nhân viên nghỉ việc chỉ vì một lý do tưởng như rất vô lý: Họ cảm thấy quá nhàn rỗi. Nhưng đây lại là một lý do vô cùng hợp lý đối với các nhân viên giỏi. Những nhân viên có năng lực, họ thực sự không thích sự nhàn rỗi và họ cảm thấy ức chế khi lên văn phòng mà không có việc để làm. Đây cũng chính là sai lầm lớn của lãnh đạo thúc đẩy nhân viên rời bỏ mình.
5. Đặt ra các quy tắc ngớ ngẩn
Bất kì công ty nào cũng cần những nguyên tắc nhưng không phải nguyên tắc nào cũng được tạo ra dựa trên sự cân nhắc của một lãnh đạo có tầm. Và không phải nguyên tắc nào cũng phù hợp với phần lớn nhân viên của họ.
Nhiều nhà lãnh đạo cho rằng phải lập nên những nguyên tắc cực kỳ khắt khe để quản lý nhân viên, điều này sẽ khiến nhân viên cảm thấy như đang bị giám sát. Đến một lúc nào đó, họ không thể chấp nhận được và sẽ ra đi tìm cơ hội mới.